Sự phát triển gốm sứ mạnh mẽ thời Lê - Nguyễn ( phần 3)

     2000 năm của gốm Việt Nam đã phản ánh 4000 năm lịch sử và văn hoá Việt Nam. Những gốm sứ này không chỉ là di sản văn hoá tự hào mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển sản xuất gốm Việt Nam trong một thế giới ngày càng hội nhập.

Dưới đầu thời Lê (thế kỷ XV-16), men trắng Việt Nam đạt đến đỉnh cao, có men trắng trắng tinh khiết, thân bằng đất sét mỏng, trong suốt, và tương tự như đồ sứ trắng. Nhiều sản phẩm gốm có tính chất Trung Hoa quan trọng được tìm thấy ở Thăng Long (Hà Nội), Lâm Kinh (Thanh Hoá), vụ đắm tàu cổ đại tại đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) là hàng cao cấp cho triều đình và xuất khẩu.
Dưới triều Lê-Nguyễn (thế kỷ 17-19)  đồ gốm men trắng có vết nứt cứng, ví dụ như một số đồ vật tôn thờ bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Bộ sưu tập gốm sứ trắng trang trí các sản phẩm của nhiều loại trong tất cả ba giai đoạn phát triển này.

Bộ sưu tập gốm sứ thời Nguyễn được trưng bày tại viện bảo tàng 

     Chẳng hạn như chiếc chân đèn cao, thớt trên xòe rộng, giữa cổ phình rộng, bụng tròn dẹt, chân đế cao. Toàn thân phủ men trắng ngà, trên thân có nhiều vành nổi tô màu nâu, thân chân và cổ vẽ lam các vành văn lá chuối, cúc dây,v.v.. Hay như chiếc lư hương có bình diện vuông, 4 mặt miệng có diểm khắc nổi hoa văn đẹp, 4 góc gắn 4 tượng nghê, thân vuông 4 mặt phồng lên, trong các khung khắc nổi hình tứ linh. Chân đế thuộc loaị chân quỳ, khắc nổi văn hoa lá. Toàn thân phủ men trắng ngà, hoa văn màu gạch non . Cũng có lư hương bình diện tròn, miệng rộng sâu lòng, thân hình cầu , 4 chân cao hình hổ phù đặt trên đế liền, hai tai vươn cao đắp nổi hai chữ Hán “Phật Tâm”. Toàn thân phủ men xanh lục phớt vàng, khắc chìm và đắp nổi các loại hoa sen hoa cúc và văn răng lược.

     Các loại đồ thờ hoa văn đắp nổi kết hợp vẽ màu lam phần lớn sản xuất vào thời Lê – Mạc, thế kỷ 16 – 17. Gốm hoa lam Chu Đậu, Hợp Lễ phát triển rực rỡ suốt 3 thế kỷ thời Lê sơ – Mạc đánh dấu nột thời kỳ huy hoàng của lịch sử đồ gốm nước ta. Từ thể kỷ 18 về sau gốm hoa lam vùng Chu Đậu, Hợp Lễ hầu như tắt lịm. Cho đến nay, chùng ta chưa biết được một cách chắc chắn lý do của sự suy thoái này. Rất có thể, đấy là thời kỳ nhà nước phong kiến nước ta bước vào giai đoạn khủng khoảng, suy thoái và thực dân phương Tây bắt đầu dòm ngó xâm lược.

     Nhiều ngành công nghiệp, thủ công nghiệp nước ta bị đình đốn, ngành sản xuất gốm cũng không thoát khỏi cảnh sa sút điêu tàn đó. Trong tình hình đó, ngành sản xuất gốm hoa lam có 2 xu hướng phát triển khác nhau. Hoặc là sản xuất những đồ gốm có chất lượng thấp, giá thành hạ hợp với túi tiền của đại đa số nhân dân đang sống khổ sở lúc bấy giờ. Những đồ gốm này kiểu dáng đơn giản, nặng nề, hoa văn trang trí kém phong phú, màu lam hoa văn nhợt nhạt. Hoặc là bắt chước phong cách bút pháp của đồ sứ thời Thanh ở Trung Quốc làm ra sản phẩm phục vụ các quan lại triều Nguyễn và những kẻ giàu sang quyền quý. Những đồ gốm này trang trí tủn mủn, rậm rạp, có phần phô trương.

     Cũng cần nói thêm là đây cũng chính là thời kỳ xuất hiện loại đồ sứ “ký kiểu” của của triều đình Lê Trịnh và các vua triều Nguyễn. Do không có được những đồ gốm hoa lam chất lượng cao, triều đình đặt hàng cho các lò sứ Cảnh Đức Trấn Trung Quốc sản xuất đồ sứ để phục vụ trong cung đình và gia đình quan lại trong triều. Sự việc này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của gốm hoa lam lúc bấy giờ.

     Trong tình hình đó, khu lò gốm Bát Tràng và một vài trung tâm khác đã tìm thấy lối ra là tiếp thu một số kỹ thuật và phong cách mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ thời Thanh Trung Quốc để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao.

     Với công nghệ sản xuất mới họ đã có thể làm ra những sản phẩm có kích thước lớn mà các lò gốm trước đây chưa làm được. Đó là những lọ lộc bình cao 80 – 90cm, hay những chiếc thồng miệng rộng 50 – 60cm. Phong cách trang trí cũng có những cải tiến đáng kể. Phổ biến hơn cả là hoa văn đắp nổi kết hợ với vẽ lam hoặc vẽ nhiều màu. Nội dung hoa văn, ngoaì hoa văn phong cảnh như phù dung chim trĩ, chim công, cảnh tùng lộc, rồng chầu mặt trăng, cảnh bát tiên, cảnh đạp tuyết tầm mai, v.v. còn vẽ theo tích truyện cổ tích như Tô Vũ chăn dê, Văn Vương cầu hiền, ngư ông đắc lợi, v.v. Sản phẩm phần lớn phủ men rạn màu trắng ngà, đắp nổi vẽ nhiều màu.

     Thường gặp các loại lọ lộc bình, lọ hình tỳ bà, nậm rượu, chóe, thống, v.v. có kiểu dáng hài hòa hoa văn trang trí rực rỡ. Đó là những chiếc lọ lộc bình cao trên 60cm miệng loe ngang vai xuôi thân thon dài phủ men rạn màu trắng ngà đắp nổi vẽ nhiều màu cảnh phù dung chim công hay những chiếc lọ thành miệng dày tràn ra ngoài bụng tròn hình cầu khắc nổi văn cánh sen phủ men rạn màu trắng ngà đắp nổi vẽ nhiều màu cảnh bát tiên ngồi dưới gốc cây cổ thụ. Hoặc như chiếc lọ hình đàn tỳ bà miệng loe cổ có hai tai phủ men rạn màu trắng, đắp nổi vẽ nhiều màu cảnh ngư ông đắc lợi. Chiếc chóe nắp cao có chóp miệng đứng vai xuôi bụng nở đều, chân hơi choãi phủ men rạn màu trắng đục trang trí đôi rồng lượn vờn mây trắng. Có chóe trang trí đắp nổi vẽ nhiều màu 9 con rồng. Chiếc thống thành miệng dày tràn ra ngoài thân khum đều phủ men trắng đắp nổi vẽ nhiều màu hình hổ vờn hoa cũng rất đặc trưng. Sản phẩm gốm Bát Tràng thế kỷ 18 – 19 với kích thước lớn hoa văn đắp nổi vẽ nhiều màu sinh động cho đến nay vẫn là niểm mơ ước của nhiều nhà sưu tầm cổ vật trong và ngoài nước.

     Nói đến gốm thời Lê – Nguyễn không thể không nói đến gốm sành.Trong cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long phát hiện được khá nhiều đồ sành cho thấy lúc bấy giờ đố sành không chỉ là đồ dùng của tầng lớp bình dân mà còn được sử dụng cả trong chốn cung đình. Từ thời Lê sơ, các trung tâm sản xuất dồ sành phát triển mạnh. Mỗi trung tâm có những sản phẩm mang phong cách riêng.

Ngày nay, để tưởng nhớ và giữ gìn những món đố gốm của các thời xưa, đã có các cuộc tìm kiếm đồ gốm Việt xưa và được trưng bày tại các buổi triển lãm, buổi triển lãm mang tên "Văn hoá đầy màu sắc châu Á" sẽ khai mạc vào ngày 8 tháng 10 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trưng bày gần 100 bảo vật cổ xưa của nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc.

Các vật trưng bày bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ dùng gia đình, đồ trang trí, và các vật dụng như đồ đồng, sét, đá, terra cotta, gỗ, bạc, đá quý và ngà voi. Các cuộc triển lãm của nước chủ nhà là các đồ thờ phượng bằng đồ đồng từ thời Lê-Nguyễn vào thế kỷ 15-19. Triển lãm sẽ kéo dài đến tháng 1 năm 2014.


Triển lãm được tổ chức nhân dịp Hội nghị Hiệp hội Bảo tàng Quốc gia Châu Á lần thứ 4 năm 2013 (ANMA 4). Sự kiện này, với chủ đề "Bảo tàng Đóng góp cho Thay đổi Xã hội", sẽ diễn ra từ ngày 7-9 tháng 10 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến