Những nổi lo hiện tại ở làng gốm Phước Tích tại Huế ( phần 2 )

Các sản phẩm gốm Phước Tích bao gồm các bình nhỏ, chậu, chậu vôi, bình hoa, đĩa, nồi ... có màu sậm màu đỏ sét nâu, chủ yếu do các gia đình người Huế sử dụng. Một số đồ gốm của làng Phước Tích đã được sử dụng bởi các vị vua trong triều Nguyễn, chẳng hạn như chậu nấu cơm ...

Từ năm 1989 đến năm 1995, nghề thủ công mỹ nghệ của Phước Tích dường như đã bị đình trệ. Tuy nhiên, sau lễ hội Huế 2006 và 2008, nghề này dần dần được phục hồi. Năm 2006-2007, chính quyền xã Phong Hòa và huyện Phong Điền đã đầu tư khôi phục nghề. Văn phòng Pháp ngữ tại Walomine, Bỉ đang phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam hỗ trợ xây dựng lò nung sản xuất nhiệt lên đến 1.400-1.5000C để bảo vệ và phát triển nghề thủ công.

Gốm Phước Tích nơi đây đã có từ lâu đời 

Năm 2012, tổ chức Jaica (Nhật Bản) đã đầu tư kinh phí cho ông đóng tủ kính gương dày, hệ thống đèn led, đèn chiếu sáng hiện đại, do đó mà sản phẩm được trưng bày, sắp xếp khoa học, hợp lí hơn.

Trước nguy cơ nghề gốm sẽ bị mai một, ông Diễn đã không ngừng suy nghĩ, đặt câu hỏi làm thế nào để bảo tồn, lưu giữ, phát huy sản phẩm gốm cho con cháu muôn đời sau.
Qua những trăn trở đó của ông Diễn, PV đã có buổi trao đổi với ông Trần Văn Nguyên, Phó chủ tịch UBND xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyên cho biết, hiện nay gốm xưa đã bị mai một, chỉ còn lại một số sản phẩm nhưng chất lượng gốm cũng giảm đi rất nhiều. Trong làng hiện tại có anh Lương Xuân Hiền còn làm gốm nhưng cũng chỉ sản xuất được những sản phẩm nhỏ, còn để sản xuất được những sản phẩm như thời thịnh vượng thì không có. UBND xã đã cử người đi học tại làng gốm Bát Tràng, nhưng chỉ sản xuất gốm vào dịp diễn ra Festival.

Về phương hướng bảo tồn nghề gốm, ông cho biết, cuối năm 2015 xã đã phối hợp với huyện mở một lớp đào tạo về nghề làm gốm. Trong thời gian vừa qua, xã cũng đã phối hợp với huyện cho vay vốn để phát triển nghề gốm nhưng đầu ra vẫn chưa được bảo đảm, thêm vào đó lại thiếu nguồn nhân lực để phát triển nghề nên gốm Phước Tích vẫn chưa được khôi phục.

Gốm Phước Tích cổ hiện nay hầu như chỉ còn được " lưu giữa" trong ký ức của những người già 


Để làng gốm Phước Tích có đủ khả năng và sức mạnh to lớn vượt qua những khó khăn thử thách, những “ bão tố” để giữ vững ngành nghề truyền thống của làng, những người dân làng nơi đây luôn chung tay với nhau, đồng hành trên con đường phát triển của làng gốm Phước Tích, cho dù có bao nhiêu khó khăn chông gai phía trước vẫn luôn vững mạnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến