ĐI VỀ LÀNG GỐM SỨ BÌNH DƯƠNG

Trên đất nước Việt Nam tồn tại từ lâu đời, từ rất xa xưa đã bắt đầu hình thành truyền thống làm gốm, và từ đó các làng nghề gốm sứ dần dần ra đời và phát triển.

Từ đó đến nay, cũng đã phải chịu đựng sự gục ngã của biết bao làng gốm, thế mà đâu đó, trên mảnh đất nhỏ bé nhưng nghị lực sự quyết tâm không hề nhỏ, đã có một làng gốm vận còn theo đuổi cái nghề truyền thống này, đó là làng gốm Tân Phước Khánh – Bình Dương
Trong những năm qua, gốm sứ Bình Dương không những đã xuất ngoại để thu về nguồn lợi lớn, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Ảnh 1. Hầu hết các công đoạn làm gốm đều được nghệ nhân làm bằng tay 

Cùng với các làng nghề gốm sứ Bát tràng, Tràng An, Biên Hoà… gốm sứ Bình Dương cũng nổi tiếng trong và ngoài nước. Bình Dương hiện có gần 200 cơ sở làm nghề gốm sứ ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, huyện Tân Uyên… Tuy nhiên, gốm sứ Bình Dương đang tồn tại 2 thái cực trái ngược nhau. Một bên là hàng trăm cơ sổ gốm sứ truyền thống với các lò nung bằng củi, than đá, sản xuất theo phương pháp thủ công. Một bên, đại diện là gốm sứ Minh Long, với những ứng dụng máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại.
Việc bảo tồn một ngành nghề truyền thống và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tân thời để đưa gốm sứ Bình Dương vươn ra thị trường quốc tế cũng là một bài toán nan giải..

 Ảnh 2. Lò gốm tại Tân Phước Khánh 

Nghề gốm sứ xuất hiện ở Tân Phước Khánh từ giữa thế kỷ XVII khi một thương nhân người hoa tình cờ đến Tân Uyên đã phát hiện ra loại đất quý màu trắng có thể làm gốm. Và ông đã định cư rồi đưa nhiều người đến đây cùng mở các lò sản xuất gốm sứ dọc theo con suối Hố Đại. Đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Tân Phước Khánh đã có khoảng hơn 10 lò gốm thủ côn với các sản phẩm gồm: bát, đĩa, ấm chén, chậu hoa, chân đèn, bình, lọ, tượng người, tượng thú, đôn hình con voi… thường là kích thước vừa và nhỏ. Nét đặc trưng của gốm sứ Tân Phước Khánh vào thời bấy giờ là đều được tráng men với màu sắc da lươn hoặc xanh lục đậu, còn ngày nay, men có thêm nhiều màu sắc khác nhau tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Ảnh 3. Thợ làm gốm tại làng đa số đều đã có kinh nghiệm từ 10 - hơn 30 năm. Họ rất yêu quý nghề và không ngại nắng mưa, khó khăn, thử thách

Gốm sứ Tân Phước Khánh hiện chủ yếu sản xuất để xuất ngoại, bình quân hàng tháng một cơ sở gốm sứ cho ra lò từ 10.000 - 20.000 sản phẩm xuất khẩu, thị trường chủ yếu là các nước châu Âu. Thực tế, để phù hợp với xu hướng phát triển và thị hiếu nhiều nước trên thế giới, gốm sứ Tân Phước Khánh từ lâu đã có sự pha trộn giữa nét truyền thống Việt Nam, Á Đông và phương Tây. Sản phẩm gốm sứ Tân Phước Khánh cũng từng tham gia nhiều cuộc triển lãm gốm sứ ở nước ngoài. nhiều công ty gốm sứ của Đức, Anh, Canada, Trung Quốc còn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiện giao dịch.


Có thể nói, để có thể tồn tại truyền thống giữ gìn làng gốm sứ này tại Bình Dương, trong thời đại kinh tế khó khăn, cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia khác là một điều thách thức cực kỳ khó đối với các làng gốm sứ tại Bình Dương từ lâu đời. và đến ngày hôm nay, khi xã hội đã phát triển, mọi người đua nhau đi mua gốm sứ hàng ngoại thì tại đây, làng vẫn giữ truyền thống làm gốm sứ thủ công. Không những vậy, những người làm gốm nơi đây luôn mang trên mình một sự nhiệt huyết, không sợ hãi trước khó khăn, thử thách, sẵn sang hứng chịu nắng mưa để gìn giữ nền văn hóa truyền thống của làng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến