DU LỊCH LÀNG GỐM ĐÔNG TRIỀU - MAO KHÊ

Gốm tại làng Mao Khê( còn được gọi là gốm sứ Đông Triều) đã phát triển gần đây hơn so với các làng gốm truyền thống khác ở Việt Nam với tư cách là thợ bậc thầy đầu tiên, ông Hoàng Bá Huy, bắt đầu hội thảo sản xuất gia đình vào năm 1955. Vài năm sau đó, năm 1958 ông thành lập Công ty Gốm sứ Đông Thành Tại làng Cầu Đất với một số hội thảo sản xuất gia đình khác. Đến cuối năm 1960, ông đã thành lập một hợp tác xã khác là Gạch Ngói Ánh Hồng tại thôn Vĩnh Hồng, thị trấn Mạo Khê.

Ảnh 1. các sản phẩm gốm tại làng Mao Khê - Đông Triều

Ở Mạo Khê hiện nay có 2 cơ sở sản xuất gốm sứ nổi tiếng nhất, đó là Công ty cổ phần Thái Sơn 88 và Công ty cổ phần Quang Vinh. Hai cơ sở này cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ ở trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
Mạo Khê giờ đây nổi tiếng với nghề gốm sứ, nhưng sẽ còn nổi tiếng hơn với tư duy làm ăn, bởi họ đã vượt qua mặc cảm của chính mình để vươn ra khỏi “lũy tre” vốn còn tồn tại ở rất nhiều làng nghề trong cả nước. Việc tập trung hình thành các cơ sở mạnh đã cho thấy những bước đi vững chắc của một làng nghề truyền thống.

Những người dân có nghề làm gốm sứ nhưng không có vốn liên kết lại với nhau để tư duy, sản xuất ra những mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Trước đây, nghề gốm ở Mạo Khê hình thành chủ yếu là sản xuất các sản phẩm mang tính chất gia dụng như dùng để chứa đựng, và sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, chỉ có một số ít là để ngắm.

Nhưng bây giờ, cách làm ăn đó đã xoay ngược lại, họ xác định cần phải làm ra những sản phẩm đẹp, ấn tượng thì mới có giá trị kinh tế cao. Nói là làm, những người dân Mạo Khê cùng với các doanh nghiệp lớn tại đây đã cho ra đời những sản phẩm gốm sứ chủ yếu mang tính chất trang trí.
Ấn tượng nhất khi chúng tôi đến Mạo Khê là cách làm gốm sứ ở đây luôn được thay đổi theo thị hiếu của thị trường.
Ảnh 2. Nghệ nhân làm gốm tại làng gốm Mao Khê 

Đấy là lý do vì sao khi đến Mạo Khê, khách như lạc vào thế giới của gốm sứ. Hầu như không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Trong hàng nghìn sản phẩm được trưng bày, mỗi sản phẩm có một nét khác biệt, tùy theo từng đối tượng khách hàng mà họ đưa sản phẩm ra.
Nguyên liệu chính là loại đất sét trắng mềm từ làng Trúc Thôn và cao lanh chịu lửa khai thác ở thôn Tú Lạng, tỉnh Hải Dương. Để bắt kịp với hàng trăm năm tuổi biết làm thế nào, các nghệ nhân đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm ra những phương pháp chuẩn bị vật liệu và cấu trúc lò nung hiệu quả nhất. Nhờ nghiên cứu sâu rộng và do nhiệt độ đốt cao nên gốm Đông Triều đảm bảo độ bền cao cũng như độ tinh khiết của men

Các cơ sở sản xuất gốm tại Mạo Khê đã tự biến vùng đất cha ông trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Trên trục đường 18, hầu như các đoàn xe chở khách mỗi lần ghé qua Mạo Khê đều chọn nơi đây là điểm dừng chân và các điểm sản xuất gốm sứ là nơi thu hút đông đảo du khách nhất. Có thể trong những đoàn khách, có những người không mua sản phẩm gốm do chưa có nhu cầu, nhưng khi trở về, chắc chắn một điều, họ sẽ nhớ đến vùng đất Mạo Khê có các cơ sở sản xuất gốm sứ với những sản phẩm có chất lượng. Và một ngày nào đó, họ sẽ quay trở lại vùng đất này. Đó là điều mà những doanh nghiệp ở đây mong muốn và họ cho rằng, sự bền vững phải bắt đầu từ sản phẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến