Các đồ gốm sứ giả cổ Viêt

Ai trong chúng ta đã đi vào một cửa hàng đồ cổ giả định rằng mọi thứ để bán là đồ cổ? Không ít tôi chắc chắn! Có nhiều khả năng rằng chúng tôi nghi ngờ nhiều mảnh được cung cấp như 'cổ vật' không phải là cổ xưa sau khi tất cả. Vậy ta phải làm sao? Thay vì tập trung vào những gì chúng tôi muốn mua, chúng tôi cố gắng để được chuyên gia ngay lập tức và xác định chính xác hay không.

Khoảng năm 1664, khi nhà Thanh đánh chiếm được Trung nguyên và hoàn thành sự nghiệp cai trị Trung Quốc vào năm 16802, ba vị hoàng đế Khang Hy, Ung Chính, Càn Long tự nhiên có ý thích dở người là lập Bảo tàng văn hiến Trung Hoa trong cung. Cũng dễ hiểu khi mà một bộ lạc chưa bao giờ được thấy những tinh mỹ vật chất của Trung Hoa, tự nhiên được làm chủ một đất nước rộng lớn đến như vậy, nhưng một nguyên nhân cũng không thể giấu giếm là được tiếp cận với tính thích sưu tầm và ưa đấu đá của người Châu Âu. Cả ba vị hoàng đế này thường có những sắc lệnh, thậm chí còn vẽ cả mẫu để các cơ sở đủ loại đẳng cấp chế tác. Chẳng gì để đảm bảo những mặt hàng ngự chế ấy chỉ độc bản trong tay hoàng đế. Lâu dần, phong cách chơi của các con trời cũng là trào lưu để các quý tộc hay quan lại, phú thương ... noi theo. Chơi đồ phỏng cổ lại trở thành phong cách.

Để làm đồ giả cổ người làm phải có một óc quan sát tinh tế, bàn tay khéo léo, trí tưởng trượng phong phú và sự am hiểu nhất định về món đồ mà anh ta định làm giả. Có thể mường tượng, anh ta là một họa sĩ tài ba, điêu khắc gia, nhà hóa chất và ... hơn cả là có vài % may mắn... Ở Việt Nam, một nghệ sĩ của đồ sứ giả cổ điệu nghệ mà tôi từng bắt chuyện làm quen là Chu Bá Tước ở Bắc Giang, một vùng trắng của truyền thống gốm sứ. Âm thầm sản xuất và cũng âm thầm tiêu thụ. Chỉ đến khi tham gia cuộc triển lãm hoành tráng của nghệ sĩ Trịnh Bách về trang phục cung đình triều Nguyễn, Chu nghệ nhân xuất hiện với vài món đồ mô phỏng sứ thanh hoa của triều Nguyễn với chất lượng khá cao.

Ảnh 1. Gốm sứ giả cổ 


Những sản phẩm của Chu nghệ nhân không chỉ dừng ở đó. Những mẫu gốm sứ tìm thấy trong các tàu đắm vớt được ở biển Việt Nam gần đây là những tiêu bản quý để Chu nghệ nhân thi triển . Bình thường, không ai dại gì bỏ 300.000 đồng (giá tại chỗ) ể mua một chiếc đĩa đường kính 30cm về dùng trong văn hóa ẩm thực. Đầu ra của các sản phẩm này là các shop lưu niệm tùy thuộc vào độ gà của dân chơi và dân du lịch. Một cơ sở quy mô hoành tráng hơn phải kể đến là cơ sở sản xuất gốm sứ Chu Đậu do Đại gia tập đoàn Hapro đầu tư ở chính quê hương gốm Chu Đậu tỉnh Hải Dương nếu không muốn kể đến Đại gia Hoàng Văn Bằng ở thủ đô gốm sứ trấn Cảnh Đức - Giang Tây.


Những đồ gốm sứ cổ trong quá khứ mấy trăm năm về trước, nhiều lúc khai quật lên chúng ta đã không còn thấy rõ hình thù của chúng, nét hoa văn đã bị nhạt đi rất nhiều và khuôn gốm cũng không còn được như trước. Song, bên cạnh đó, để khôi phục lại hình ảnh của những chiếc đồ gốm cổ ngày xưa, các nghệ nhân khéo léo đã phục hình dáng của nó lại một cách sống động nhất nên người nghệ nhân đã làm giả cái đồ cổ đó. Nói đi cũng phải nói lại, bởi vì tính chính xác và chân thực từ chất liệu cũng như hoa văn của gốm cổ, nên để làm ra được những món “ gốm sứ giả cổ “, số lượng nghệ nhân làm ra được chúng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến